Giới thiệu sơ lược đôi nét khu du lịch Dinh Bảo Đại

dinh bao dai anh dai dien

Cuộc đời vua Bảo Đại gắn liền với một giai đoạn thăng trầm trong lịch sử của đất nước. Ông là vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, cũng là vị vua cuối cùng của Việt Nam – một nhân chứng lịch sử của giai đoạn chuyển giao thời đại. Có nhiều tranh cãi xung quanh cuộc đời và những tư tưởng của vị vua này, nhưng không thể phủ nhận một điều rằng ông là một người với những thú chơi sang trọng, với vô vàn những tài sản quý giá. Một trong số đó và cũng nổi tiếng nhất là dinh Bảo Đại, hay dinh 3 Đà Lạt đến hiện giờ vẫn còn được lưu giữ. 

Giới thiệu về khu du lịch dinh Bảo Đại 

Khu dinh thự tọa lạc tại Đà Lạt – Thành phố du lịch mộng mơ. Bảo Đại vốn là vị vua sống xa hoa, vì vậy tất nhiên dinh thự của ông cũng nằm trải dài ở nhiều tình. Ông có một dinh mang tên Bạch Dinh tọa lạc tại Vũng Tàu, có Lầu Bảo Đại đặt tại Nha Trang, … Thế nhưng trong số những khối dinh thự ấy, Dinh I, II, III hay còn được gọi dinh Bảo Đại gần như được bảo tồn toàn vẹn nhất và cũng hấp dẫn nhiều khách du lịch nhất.

Những kiến trúc Pháp kiểu những năm đầu thế kỷ XX, khi văn hóa Pháp mới du nhập vào Việt Nam, những vườn hoa đậm nét châu Âu, hay những câu chuyện lịch sử xoay quanh cuộc đời vị vua cuối cùng của Việt Nam cùng gia quyến, … đã cực kỳ thu hút những vị khách yêu lịch sử.

dinh bao dai 1
Dinh III nhìn từ một góc

Khám phá điều gì ở dinh Bảo Đại? 

Khi được Sở Văn hóa tại thành phố Đà Lạt cùng chính phủ lưu lại để bảo tồn, những lăng này cũng trải qua thời gian khá dài của lịch sử với 2 cuộc chiến tranh đẫm máu và khốc liệt. Nhưng chính phủ và các ban ngành cố gắng nhất có thể để khôi phục nguyên vẹn những đường nét tổng thể của dinh thự này, để lưu lại một dấu tích về văn hóa Việt Nam thời kỳ thực dân nửa phong kiến, văn hóa Việt Nam lai với những nét kiến trúc cổ điển của Pháp.

Tham khảo  Hồ Ba Bể - Vẻ đẹp cuốn hút và huyền ảo

Nơi lưu giữ ký ức lịch sử 

Thực sự gọi đây là một chứng nhân lịch sử cũng không sai. Dinh Bảo Đại hút nhiều khách du lịch nhất, dinh III, được xây dựng vào những năm 1933, khoảng 10 năm trước khi chế độ phong kiến của Việt Nam sụp đổ và vua bảo đại trở thành công dân Vĩnh Thụy.

Sau thời gian đó, mãi đến những năm 1950, 1960, nơi đó trở thành khu nghỉ mát cao cấp cho chính quyền Ngô Đình Diệm và sau đó là dinh của Nguyễn Văn Thiệu. Nó đã chứng kiến từ chế độ phong kiến đến Việt Nam Cộng Hòa và sau cùng trở thành di tích dinh – một địa điểm du lịch lịch sử.

Ngoài ra, các dinh I và dinh II nằm gần đó cũng ghi dấu ấn lại những năm Pháp và Việt Nam Cộng Hòa còn tồn tại Việt Nam. Dinh I được sử dụng và được Bảo Đại coi như Tổng hành dinh và làm việc tại đó, còn dinh II là Dinh Toàn Quyền, sau này cũng trở thành nơi nghỉ ngơi cho vợ chồng Ngô Đình Nhu – em trai Ngô Đình Diệm.

dinh bao dai 2
Ảnh phục chế dinh III

Kiến trúc 

Chắc chắn một trong những điểm đặc sắc nhất ở đây là kiến trúc. Không còn những đường nét cổ kính, chạm khắc tinh xảo và những cung điện lộng lẫy mang đậm nét văn hóa Việt Nam bao đời nữa, dinh của Bảo Đại được thiết kế theo kiến trúc cách tân của châu Âu.

Nguyên nhân có thể là do nhà vua đi du học Pháp từ rất sớm và ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa Pháp, đồng thời trong những giai đoạn đó, văn hóa Pháp du nhập vào Việt Nam.

Không xây theo lối cũ, những dinh thự này xây theo kiểu Pháp đúng nghĩa với những tầng lầu, cửa sổ, đến những vườn hoa trang nhã với nhiều cụm hoa quý và những con đường nhỏ nằm trong rừng thông mát mẻ, … Các gian phòng có nhiều lối thông với nhau, sử dụng gạch xây và xây mái bằng, nội thất bên trong cũng được thiết kế với tông trắng đỏ đan xen tạo cảm giác sang trọng, đúng nét tân cổ điển của châu Âu bấy giờ.

Tham khảo  Kinh nghiệm du lịch tại Cù Lao Câu chi tiết nhất

Các khu vực của dinh 

Khu dinh thự cũng được chia thành nhiều khu vực nhỏ. Tổng quan về chỉ riêng dinh III đã gồm 25 phòng cùng 2 tầng lầu, dinh I và dinh II cũng được xây dựng tương tự nhưng dĩ nhiên vì chức năng khác nhau nên các tiểu cảnh cũng được thay đổi cho phù hợp.

Dinh III gồm khu sân rộng với vườn hoa được xây dựng đúng kiến trúc Pháp với cỏ và cây cảnh quý. Về kiến trúc bên trong, ở tầng một, khi bước vào sẽ thấy được một không gian rộng lớn với nhiều phòng như phòng tiếp khác, phòng làm việc và phòng giải trí của vua, hoàng hậu Nam Phương và các con. Tại đây, các yến tiệc, cuộc họp quan trọng và các lễ hội cũng được tổ chức linh đình. Đồng thời ở đây còn có một nơi đặc biệt, đó là văn phòng và thư viện của nhà vua, nơi cất chứa những vật quan trọng như ấn, ngọc tỷ, các giấy tờ, … của hoàng đế.

Tầng 2 là tầng dành cho nhà vua và gia đình – hoàng hậu Nam Phương và các con. Ở đây chứa các phòng như phòng ngủ của vua, vẫn còn được bảo tồn nguyên vẹn, phòng ngủ của hoàng hậu, phòng ngủ của các con, phòng tiếp khách thân mật dành cho những buổi tiếp khách kín và khách quý hay người thân thiết với nhà vua. Nó cũng bao gồm một phòng là việc nhỏ và phòng dành cho cả gia đình vua – nơi vua sẽ trò chuyện cùng các con của mình về hoạt động thường ngày.

dinh bao dai 3
Vườn hoa mang đậm phong cách Pháp

Thông tin về thăm quan dinh Bảo Đại

Dinh hiện nay đã mở của thành khu du lịch chào đón các khách du lịch đến thăm quan và thưởng thức kiến trúc tại đây, cũng như chiêm ngưỡng những dấu tích về cuộc đời của một nhà vua Việt Nam và gia đình. Bạn nên thuê một hướng dẫn viên để được hiểu và biết thêm các câu chuyện xoay quanh vị vua này và gia quyến, cũng như hiểu thêm về triều đại nhà Nguyễn.

dinh bao dai 4
Một góc phòng dinh Bảo Đại

Địa điểm và đường đi 

Dinh III thì nằm trên đường Triệu Việt Vương, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 2km. Dinh I nằm ở cách thành phố 4km và dinh II nằm trên đường Trần Hưng Đạo. Tất cả các dinh đều tọa lạc trên những đồi thông khá cao và trước khi đến bạn nên tham khảo phương tiện phù hợp cũng như đường đi dễ dàng nhất. Tuy nhiên vì nằm cách trung tâm thành phố không xa nên những dinh này cũng không quá khó tìm.

Tham khảo  [Review] Cung đường huyền thoại Vẻ đẹp độc đáo của Dốc Thẩm Mã

Giá vé 

Hiện nay giá vé đang được niêm yết trên bảng giá vé du lịch của thành phố Đà Lạt. Với khu du lịch dinh mang tên Bảo Đại, mỗi dinh sẽ có một giá vé khác nhau, dao động từ 15000 VND đến 40000 VND 1 vé cho người lớn và giảm một nửa cho trẻ em – một giá vé khá rẻ để thăm quan và chụp ảnh tại những khu du lịch mang nhiều ý nghĩa và nhiều sự kiện lịch sử như vậy. Tất nhiên ngoài ra cũng có những dịch vụ khác như chụp hình với xe ngựa, hay hóa thân thành vua, công chúa, hoàng tử, … hoặc chơi golf, bắn cung tại đây, tùy theo nhu cầu cá nhân của du khách.

Tổng hợp nhiều hình thức giải trí không chỉ là thăm quan nhưng chi phí bỏ ra lại rất vừa túi. Điều này giúp tạo cơ hội cho tất cả mọi người để có thể tới khu di tích này trải nghiệm. Sự độc đáo từ phong cách mang đến những điều mới mẻ sẽ luôn khiến bạn cảm thấy ấn tượng ngay từ ánh nhìn đầu tiên.

Những thông tin về lịch sử và cách thăm quan cũng như giá vé đã cho bạn một cái nhìn tổng quát về khu du lịch dinh Bảo Đại. Một quần thể kiến trúc khá độc đáo và sang trong, mang nhiều hơi hướng Pháp những năm đầu thế kỉ XX mà bạn nên thử một lần khi đến Đà Lạt. Những điểm nhấn tạo sức hút mạnh mẽ khiến du khách không thể dời mắt.

Cập nhật lúc: 15:16, 20/05/2022

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *