Chùa Từ Hiếu – Ngôi cổ tự nổi tiếng của xứ Huế

khu chinh dien

Chùa Từ Hiếu là một trong những ngôi chùa cổ có từ triều Nguyễn. Đây là nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh xuất gia tu hành và tịnh dưỡng dưới sự chăm sóc của ban thị giả.

Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin về chùa Từ Hiếu Huế, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn trong chuyến khám phá vùng đất Cố đô.

Lịch sử của chùa Từ Hiếu

Nguyên sơ của chùa Từ Hiếu là một thảo am được làm bằng tre, lợp tranh do hòa thượng Nhất Định lập nên vào năm 1843 để nuôi mẹ già.

Năm 1848, một số thái giám trong Hoàng cung triều Nguyễn đã tâu xin triều đình hỗ trợ xây nên chùa Từ Hiếu có ba gian hai chái, cột kèo chạm trổ, phía sau xây Thống Hội Đường, phía trước xây Lạc Thiện Đường, phía phải xây Ái Nhật Đường và lầu bia.

thao am
Chùa Từ Hiếu ban đầu chỉ là một Thảo Am nhỏ do thiền sư Nhất Định lập ra vào năm 1843

Câu chuyện này sau đó đã đến được tai vua Tự Đức, nhà vua cho người tìm hiểu sự tình mới hay thiền sư nấu cháo cho người mẹ ốm đau còn bản thân vẫn ăn chay tịnh, một lòng hướng Phật tu hành. Khi biết được sự tình, nhà vua cảm kích trước tấm lòng của hòa thượng và đã ban cho Sắc tứ Từ Hiếu tự. Vào năm 1848, khi thiền sư Nhất Định viên tịch, triều đình đã cho người tu sửa am và mở rộng trở thành chùa Từ Hiếu.

ngoi chua o hue co khu mo thai giam trieu nguyen
Bên cạnh chùa Từ Hiếu là nơi yên nghỉ của 24 vị thái giám triều Nguyễn

Trải qua nhiều thế kỷ, chùa Từ Hiếu đã trở thành biểu tượng lớn thể hiện cho đạo hiếu, lòng thành kính. Điều này đã dần ngấm vào đời sống văn hóa của người dân xứ Huế như một nét đẹp ấn tượng.

Tham khảo  Kinh nghiệm du lịch tại Cù Lao Câu chi tiết nhất

Kiến trúc chùa Từ Hiếu

Xây dựng từ thế kỉ XIX, chùa Từ Hiếu ảnh hưởng rõ nét kiến trúc từ thời phong kiến. Những chi tiết rồng phượng được chạm khắc tỉ mỉ, phần hiên, cột chùa và mái ngói cũng được thêm vào nhiều hình tượng biểu tượng tạo nên một vẻ ngoài cực kỳ ấn tượng.

Bên cạnh đó, khuôn viên chùa đẹp, thơ mộng với rừng thông cao vút, hồ nước trong veo tạo cho du khách cảm giác vô cùng thanh bình, tịnh tâm và thư giãn.

Điểm đặc biệt “vô cùng” của chùa Từ Hiếu Huế

Chùa Từ Hiếu nổi tiếng cả nước và thế giới bởi đây là ngôi chùa mà xưa kia thiền sư Thích Nhất Hạnh xuất gia tu tập. Sau khi từ Thái Lan trở về một năm qua, thiền sư Thích Nhất Hạnh tiếp tục chọn chùa là nơi tịnh dưỡng dưới sự chăm sóc của ban thị giả.

Kể từ khi thiền sư Thích Nhất Hạnh trở lại chùa Từ Hiếu tịnh dưỡng, vào dịp cuối tuần chùa thu hút rất nhiều người mộ đạo lên tham quan và mong gặp thiền sư.

Vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa Từ Hiếu

Ngôi chùa Từ Hiếu được xây dựng theo lối kiến trúc ba căn hai mái. Ngay từ cổng vào bạn sẽ thấy được một khuôn viên rộng rãi, thoáng đãng. Những chi tiết rồng phượng được chạm khắc tỉ mỉ trên phần hiên, cột chùa và mái ngói. Ngoài ra một số biểu tượng khác cũng được sử dụng tạo nên một vẻ ngoài ấn tượng cho ngôi chùa.

Tham khảo  Sự thật đằng sau Chùa Hàm Long - Điểm du lịch độc đáo

Là cổ tự ở Huế, Từ Hiếu mang đến không gian trong lành, bình yên giữa thiên nhiên. Đến với nơi đây, bạn sẽ cảm thấy như được quay lại quá khứ bởi không gian cổ kính, thơ mộng tuyệt đẹp và cảm giác thư thái, thoải mái.

thap bo de
Tòa tháp Bồ Đề tại tổ đình Từ Hiếu được xây dựng vào tháng 3 năm Thành Thái thứ 6

Cổng chùa xây dựng theo kiến trúc tam quan đặc trưng có hoa văn đầu rồng cùng phần thân được thiết kế uốn lượn. Cổng xây dựng với 2 tầng và 4 cột có câu đối đặt ở 2 bên viết bằng chữ nôm với 2 bên đều được trang trí bức tranh tùng mai. Theo thời gian, cổng chùa đã từng bị hư hỏng nhưng được trùng tu và giữ lại vẻ đẹp cổ kính ban đầu.

cong chua
Cổng chùa Từ Hiếu được thiết kế với 2 tầng

Bước qua cổng chính là hồ bán nguyệt với dòng nước xanh mát. Bên cạnh là một tấm bia gắn liền với câu chuyện của thiền sư Nhất Định và cũng là lời răn dạy cho con cháu thế hệ sau. Người xứ Huế truyền tai nhau câu nói nổi tiếng “Từ là đức lớn của Phật, nếu không Từ thì lấy gì tiếp độ tứ sanh cứu giúp vạn loại; Hiếu là đầu hạnh của Phật, nếu không Hiếu thì lấy gì để đạt thông cõi nhiệm bao phủ đất trời.”

ho ca
Hồ bán nguyệt với làn nước trong xanh tại tổ đình Từ Hiếu

Không gian chùa Từ Hiếu được thiết kế theo dạng chữ khẩu đặc trưng của Phật Giáo thời đó. Phía trước là điện thờ Phật, hai bên là bia ghi lịch sử hình thành và tu sửa qua từng mốc thời gian. Điện phía sau là Quảng Hiếu Đường, ở giữa thờ Đức Thánh Quan, bên phải các vị thái giám Triều Nguyễn, bên trái thờ hương linh phật tử tại gia. Ngay phía sau là Tả Lạc Thiên (nhà tăng) và Hữu Ái Nhật (nhà khách).

khu chinh dien
Không gian thờ tự trang nghiêm, linh thiêng

Xung quanh tổ đình Từ Hiếu còn có nghĩa trang chôn cất 24 vị thái giám. Hằng năm vào tháng 11 âm lịch nhà chùa sẽ tổ chức lễ hiệp kỵ (lễ cúng cho các vị thái giám) tưởng nhớ công đức của họ trong việc tôn tạo và xây dựng chùa.

Tham khảo  Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử anh hùng của thủ đô

Vẻ đẹp thiên nhiên yên bình

Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy kinh ngạc khi tận mắt nhìn thấy khung cảnh thơ mộng của chùa Từ Hiếu. Nơi đây mang cảm giác thanh tịnh, yên bình với khung cảnh tươi mát hoàn hảo giúp bạn gạt bỏ đi những muộn phiền của cuộc sống.

khong gian chua tu hieu
Khuôn viên không gian chùa Từ Hiếu thanh bình, yên tĩnh

Gặp gỡ thiền sư Thích Nhất Hạnh

Như đã giới thiệu phía trên, chùa Từ Hiếu là nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh từng xuất gia và tĩnh dưỡng khi về già. Vậy nên, sau khi tham quan chùa, du khách có thể sẽ có cơ hội gặp gỡ thiền sư.

Lưu ý khi ghé thăm chùa Từ Hiếu Huế

  • Là nơi trang nghiêm nên khi vào chùa thắp hương, lúc vãn cảnh và chụp ảnh bạn phải luôn nhớ ăn mặc lịch sự, tránh việc mặc quần áo ngắn, hở hang.
  • Giữ gìn vệ sinh, hạn chế gây ồn ào làm ảnh hưởng đến chốn tu tập thanh tịnh.

Đến với chùa Từ Hiếu du khách sẽ có được những trải nghiệm mới lạ với không gian tâm linh thanh tĩnh, thơ mộng tuyệt đẹp. Với vị trí địa lý đẹp, yên bình nơi đây là địa điểm lý tưởng cho du khách hòa mình với thiên nhiên và tạm quên đi những mệt nhọc, khó khăn của cuộc sống xô bồ.

Cập nhật lúc: 10:34, 09/09/2022

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *