Chùa Huệ Nghiêm – Tránh xa bộn bề lo toan từ cuộc sống

Nét đẹp của chùa

Đến Chùa Huệ Nghiêm, tất cả chúng ta sẽ thấy nơi đây thật yên bình, thật tĩnh tâm, Không khí ồn ào, bộn bề từ cuộc sống thành thị dường như biến mất hoàn toàn khi bạn đến với ngôi chùa cực kỳ xinh đẹp này. Ngôi chùa cũng là điểm đến lý tưởng để chúng ta thanh lọc tâm hồn, lấy lại sự bình yên và cầu may mắn, bình an cho gia đình. Chúng ta hãy cùng Yesgo dạo một vòng quanh ngôi chùa đầy phước lành đó nhé.

Khái quát vài nét về Chùa Huệ Nghiêm

Chùa Huê Nghiêm (華嚴寺) hay chùa Huê Nghiêm 2 tọa lạc tại số 299B, Lương Định Của, phường Bình Khánh, quận 2, TP. HCM, thuộc hệ phái Bắc tông. Hòa thượng viện chủ chùa Huê Nghiêm là Hòa thượng Thích Trí Quảng. Hiện nay trụ trì chùa là Hòa thượng Thích Lệ Trang.

Chùa Huệ Nghiêm tọa lạc tại quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. Không phải tự nhiên mà Chùa Huệ Nghiêm được cho là ngôi chùa đào tạo Tăng tài nổi tiếng về giới Luật của miền Nam. Bởi theo lịch sử ghi lại, chùa là nơi tu học của chư tăng từ năm 1963 đến năm 1985. 

chua hue nghiem
Chùa Huệ Nghiêm Bình Tân là chốn thanh tịnh

Đất chùa ngày nay do Hòa thượng Thích Hồng Tín tạo mãi cho tổ đình Huê Nghiêm, Thủ Đức từ năm 1899. Trước đây, phần đất này dùng để sản xuất lúa gạo cho tổ đình. Sau năm 1975, Hòa thượng Thích Trí Quảng đã cho dựng thảo am, rồi xây chùa Huê Nghiêm 2 để tăng chúng và Phật tử có chỗ nghỉ ngơi, tu học. Năm 1998, chùa Huê Nghiêm 2 được chính thức công nhận.

Kiến trúc trong chùa

Chùa Huệ Nghiêm ở Bình Tân được xây dựng theo lối kiến trúc chùa cổ miền Bắc. Kiểu kiến trúc đó đã nổi danh vì rất đẹp và khắc họa rõ nét đẹp văn hóa Phật Pháp Việt Nam. Theo như khảo sát thì đây là ngôi chùa có khuôn viên rộng lớn bậc nhất tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Sở hữu một cảnh quan hấp dẫn, ngôi chùa đã thu hút du khách muôn nơi đến khám phá ngôi chùa vào các dịp cuối tuần, lễ tết thường xuyên.

Tham khảo  Kinh nghiệm du lịch tại Cù Lao Câu chi tiết nhất

Ngôi Chùa Huệ Nghiêm trang trọng này nằm ở phường An Lạc A, sở hữu một vị trí giao thông kết nối rất nhiều cung đường huyết mạch. Địa hình đó giúp cho du khách ghé thăm ngôi chùa đơn giản hơn. Vị trí trên bản đồ của ngôi chùa cũng khá rõ ràng khi chúng ta tìm kiếm.

Trên một diện tích khoảng 2 ha, Hòa thượng viện chủ Thích Trí Quảng đã xây dựng một ngôi chùa vườn, mang nét đẹp thanh nhã. Ngôi chánh điện tôn trí chư Phật, Bồ tát bằng gỗ quý: Đức Phật Tỳ Lô Giá Na, Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Đại Thế Chí, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền, Bồ tát Di Lặc. Ở mỗi khoảng sân, góc vườn, hồ sen, ao cá… đều được Hòa thượng viện chủ đặt tên của từng vị Bồ tát, Thánh Tăng có danh hiệu trong kinh Pháp Hoa. Hàng tháng, nơi đây có hai ngày chủ nhật dành cho Phật tử Đạo tràng Pháp Hoa chuyên tu.

Hướng dẫn cách đi tới Chùa Huệ Nghiêm ở Bình Tân

Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh chỉ khoảng 10km nên chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm đường di chuyển. Ngoài cách sử dụng phương tiện cá nhân thì mọi người còn có thêm lựa chọn là sử dụng phương tiện là xe bus.

Có thể di chuyển đến chùa dễ dàng
Di chuyển đến chùa một cách tiện lợi bằng xe cá nhân hoặc xe bus

Thời gian chùa mở cửa

Thời gian mở cửa Chùa Huệ Nghiêm sẽ tùy thuộc vào từng thời điểm khác nhau. Trong khoảng thời gian trước đây, khi mà đại dịch Covid-19 chưa bắt đầu bùng phát thì hàng ngày đều có rất nhiều tăng ni và phật tử lựa chọn đến đây để tu học và cầu đạo. Nếu đã từng đến nơi đây nhiều lần thì có thể biết được chùa mở cửa chính điện vào mùng 1 mà thôi.

Thế nhưng, trong thời điểm cao điểm nhất của mùa dịch thì lượng du khách cũng như tăng ni đã giảm đi rất nhiều lần. Khi đi lễ chùa thì cần phải thực hiện giãn cách theo đúng quy định cũng như đảm bảo an toàn cho bản thân và người xung quanh. Đây là điều cần thiết để có thể phòng chống được dịch một cách hiệu quả nhất.

Cách di chuyển đến Chùa Huệ Nghiêm bằng xe cá nhân

Nếu du khách đi lễ Chùa Huệ Nghiêm có xuất phát điểm từ trung tâm thành phố thì có thể lựa chọn đi theo con đường Lê Lai. Từ đây có thể rẽ trực tiếp sang khu vực Cống Quỳnh. Sau đó, du khách chạy qua các con đường Hồng Bàng cũng như Kinh Dương Vương để đi. Mục đích là chúng ta có thể rẽ được vào đường Đỗ Năng Tế cách Chùa Huệ Nghiêm chỉ 300m. Đây là con đường thuận tiện nhất cho ai di chuyển bằng xe máy hay ô tô để đến được chùa.

Cách di chuyển đến Chùa Huệ Nghiêm bằng xe bus

Đối với những ai chưa quen thuộc được hoặc chưa biết cách đến Chùa Huệ Nghiêm như thế nào thì có thể lựa chọn đi xe bus. Các bạn lựa chọn bắt đầu từ bến xe Sài Gòn để tìm kiếm được xe bus qua Chùa Huệ Nghiêm. Trên thực tế thì có rất nhiều tuyến xe bus đi qua chùa và số xe bus mà chúng ta cần lựa chọn là xe 01, xe 10… Điểm xe bus chi cách Chùa Huệ Nghiêm khoảng 100m và có thể đi bộ hơn 1 phút là có thể tới nơi.

Tham khảo  Sự thật đằng sau Chùa Hàm Long - Điểm du lịch độc đáo

Những điểm đặc biệt chỉ có ở Chùa Huệ Nghiêm Bình Tân

Khi đến thăm quan Chùa Huệ Nghiêm thì chúng ta có thể cảm nhận được ngôi chùa này rất cổ kính và có khuôn viên tương đối rộng. Không chỉ có vậy thì chùa có vẻ đẹp đơn giản nhưng cũng không hề kém phấn trang nghiêm của một chốn tu hành. Tại đây các bạn có thể được tham quan những công trình vô cùng đặc biệt như đài Quan Âm, tháp Phổ Đồng hoặc là khu Giới Đài. Tất cả tạo nên một quần thể chùa cổ kính và trang nghiêm. 

Kiến trúc chùa Huệ Nghiêm
Kiến trúc Chùa Huệ Nghiêm rất ấn tượng, đẹp mắt

Không chỉ có vậy, mà du khách đến đây sẽ được thấy được cách sắp xếp của Chùa Huệ Nghiêm vô cùng độc đáo. Đây là lối kiến trúc cổ theo hình tường của chữ Sơn vô cùng hiếm thấy cho đến thời điểm hiện tại. Tại Sài Gòn hiện nay khó có ngôi chùa nào rộng rãi hơn được Chùa Huệ Nghiêm.

Cổng tam quan nội Viện Giới Đài

Nếu muốn đến được khuôn viên bên trong của chùa thì thì du khách sẽ cần phải đi qua cổng tam quan của ngôi chùa này. Cổng tam quan này có nét kiến trúc tương đối thú vị và mang phong cách Á đông rõ rệt. Chất liệu chủ yếu để tạo nên kiến trúc của cổng tam quan là bằng gỗ nên trông bên ngoài càng cổ kính. Khi đi vào sâu hơn hai bên hành lang sẽ là những chiếc cột cổng được bài trí hàng chữ Nho. Ngoài ra trên đó còn có rất nhiều chi tiết trạm chổ những hoa văn rất cổ.

Chánh điện Chùa Huệ Nghiêm Bình Tân

Chúng ta có thể khám phá được Chánh điện vào ngày mùng 1. Đây là khu vực tương đối rộng và gần như chiếm trọn vẹn khuôn viên của chùa. Khi tham quan Chánh điện thì du khách sẽ thấy có 2 lầu riêng biệt và mỗi lầu sẽ có 1 vị Phật tọa lạc hoàn toàn khác nhau. 

Chánh điện là nơi trang nghiêm nhất
Bên trong Chánh điện của Chùa Huệ Nghiêm

Trên đây chúng ta còn được chiêm ngưỡng tượng Phật Bồ Tát Quan Âm và Địa Tạng tại lầu 1 và có khối lượng là 9 tấn. Ngoài ra chúng ta còn thấy rất nhiều họa tiết hoa văn bên trong Chánh điện khắc họa các vị Phật và Bồ Tát khác nhau.

Tham khảo  Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh- Những thước phim lịch sử

Sám Hối Đường

Sám Hối Đường chính là nơi thờ một vị Phật có tên là thượng tôn trí Cửu Thế Di Đà. Đây là vị Phật rất đặc biệt khi tượng trưng cho 9 phẩm chất cao quý nhất của con người. Tại đây còn có rất nhiều các pho tượng Phật khác được làm bằng gỗ giáng hương. Du khách thăm quan dễ dàng thấy được những nét cổ kính và tinh tế của từng bức tượng khác nhau tại chùa. Chúng ta còn tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp các bức tượng Phật toát lên đầy sự cổ kính và trang nghiêm.

Trai đường Chùa Huệ Nghiêm

Tại Trai đường có thờ ngài Giám Trai sứ giả. Tại đây còn được dùng để phục vụ cho tiểu thực đại chúng vào buổi sáng sớm. Nơi đây có không gian yên tĩnh và thoáng đãng nhưng cũng không kém phần tôn nghiêm trang trọng.

Thư viện Chùa Huệ Nghiêm Bình Tân

Nét đẹp của chùa
Vẻ đẹp của Chùa được mọi người ca ngợi

Nơi đây chính là điểm cất giữ số lượng lớn các kinh sách liên quan đến nhà Phật. Với rất nhiều đầu sách nổi tiếng mà khi nghiên cứu về Phật pháp sẽ cần tìm đến như Luật tạng, Thiền tông, Phật Pháp hay Kinh Điển đều có tại đây.

Một số điều lưu ý khi du lịch Chùa Huệ Nghiêm

Cũng như những ngôi chùa khác, Huệ Nghiêm được xem là một chốn tâm linh. Do đó khi đi lễ chùa này bạn cũng cần đặc biệt chú ý về các vấn đề sau:

  • ● Ăn mặc lịch sự và gọn gàng, nên mặc quần dài, áo dài khi tới chùa. Tuyệt đối không mặc quần áo hở hang làm mất sự uy nghiêm nơi cửa Phật.
  • ● Khi vào chùa không được nói tục, chửi thề hy làm ổn… Điều này sẽ gây ảnh hưởng tới không gian thanh tịnh của ngôi chùa.
  • ● Nếu bạn có lòng thành và muốn công đức cho chùa thì nên bỏ tiền vào hòm công đức. Tránh việc tự ý đặt tiền lên trên những bức tượng Phật trong chùa.
  • ● Không ăn những món ăn, đồ ăn mặn tại các khu vực quan trọng trong chùa Huệ Nghiêm như khu vực Tam Bảo, các bàn thờ Phật… Vì điều này sẽ biểu hiện sự bất kính đối với đức phật.

Trên đây là các thông tin cũng như kinh nghiệm du lịch chùa Huệ Nghiêm các bạn nên nhớ. Khi đến với ngôi chùa này, chúng ta hãy cố gắng tôn trọng tăng ni, phật tử bằng cách ăn mặc thật kín đáo, lịch sự và ứng xử văn minh, trò chuyện nhỏ nhẹ nhé.

Cập nhật lúc: 09:34, 09/09/2022

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *