Chùa Bái Đính – Điểm đến du lịch hấp dẫn hiện nay

279679060 5123770687688134 3910786911783888557 n
Chùa Bái Đính Ninh Bình khoác lên mình vẻ đẹp thanh tịnh, cổ kính giữa khung cảnh mênh mông rừng núi, nổi bật với lối kiến trúc uy nga nhưng mang đậm màu sắc truyền thống văn hóa dân tộc. Chùa Bái Đính được cả thế giới ca ngợi là quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á.

Bạn sẽ còn ngạc nhiên hơn nữa khi biết rằng chùa Bái Đính đang nắm giữ nhiều kỷ lục ở Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á nói chung. Cùng khám phá về ngôi chùa nổi tiếng với phong cảnh nên thơ, hữu tình này nhé!

Sơ lược về Chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính là khu du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng nằm trong quần thể danh thắng Bái Đính – Tràng An thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan hằng năm. Quần thể chùa nguy nga, tráng lệ này nằm trên núi Bái Đính thuộc địa phận xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình và chỉ cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 12km, cách thủ đô Hà Nội khoảng 100 km.
Tổng quan sơ lược về chùa Bái Đính
Tổng quan sơ lược về chùa Bái Đính

Chùa được bao quanh bởi những khối núi đá vôi hình vòng cung, cao lớn, hùng vĩ cùng với hệ thống hồ nước bao la đã tạo ra một tác phẩm thiên nhiên uy nghiêm, làm cho chúng ta không khỏi bất ngờ trước sự nguy nga tráng lệ này. Kiến trúc của Chùa Bái Đính không có một ngôi chùa nào khác ở Việt Nam có được. Chính giáo sư Hoàng Đạo Kính, một kiến trúc sư nhiều năm kinh nghiệm là người chủ trì thiết kế Chùa Bái Đính. Những hình khối lớn, hoành tráng là nét đặc trưng đặc sắc của chùa.

Phương tiện di chuyển tại Chùa Bái Đính

Có rất nhiều du khách thắc mắc khi đi chùa Bái Đính cần chuẩn bị những gì? Không chỉ đi chùa Bái Đính mà cho dù đi du lịch hay đi lễ chùa bất kỳ đâu bạn cũng cần chuẩn bị những đồ dùng cần thiết. Tùy vào mỗi địa điểm, thời gian khác nhau mà bạn sẽ phải mang những đồ dùng, vật dụng gì cần thiết. Cùng tham khảo những gợi ý bạn cần chuẩn bị gì để mang theo khi đi chùa Bái Đính nhé:

1. Giày leo núi

Để chuyến tham quan Bái Đính  –  Tràng An được diễn ra suôn sẻ và không gặp sự cố khi xê dịch bạn hãy chuẩn bị những đôi giày thể thao thoải mái đẻ leo núi cao thay vì đi giày cao gót hoặc giày búp bê để bảo vệ đôi chân của bạn không bị sưng, phồng cũng như tiện cho việc di chuyển thoải mái.

2. Trang phục phù hợp

Chùa Bái Đính là nơi thờ phụng tâm linh, vì vậy khi đến một nơi trang nghiêm thì bạn nên mặc những trang phục lịch sự, kín đáo, thoải mái và không nên mặc đồ bó sát hay không thấm mồ hôi. Ngoài ra, nơi đây nằm trên núi cao, nên nhiệt độ thấp hơn và gió mạnh hơn so với đồng bằng. Chính vì vậy, bạn nên mang theo áo khoác mỏng mặc để tránh bị cảm lạnh khi thay đổi thời tiết.

3. Tiền và các loại giấy tờ tùy thân

Khi đi du lịch bất kể nơi đâu, bạn cũng không nên quên mang theo tiền và các loại giấy tờ tùy thân  vì đây luôn là điều cần thiết khi đi du lịch. Ngoài ra, khi đi chùa bạn nên chuẩn bị tiền lẻ để đi lễ chùa phát tâm và quyên góp từ thiện. Tại chùa hầu như đều có các hòm công đức nên bạn hãy bỏ vào tránh để trên những tượng phật làm mất mỹ quan và kém duyên nhé!

4. Những vật dụng cần thiết khác

Ngoài những món đồ quan trọng ở trên thì khi đi du lịch chùa Bái Đính bạn cần mang theo điện thoại, sạc dự phòng để tránh hết pin khi đang đi chơi nha, đồ ăn nhẹ và nước uống mang theo nhâm nhi suốt chặng đường để có tinh thần phấn chấn tham quan hết những cảnh đẹp di sản thế giới khi đi du lịch Ninh Bình nhé. Hiện nay, với các smartphone đều trang bị ứng dụng bản đồ nhưng đừng quên đăng ký sẵn mạng 4g mới có thể sử dụng được nhé hoặc là cẩn thận hơn bạn hãy chuẩn bị một tấm bản đồ để tiện đi lại. Và đừng quên mang theo một chiếc ô nhỏ trong túi của mình nếu đi vào dịp đầu năm mới để vừa có thể che mưa che nắng.

Chúng ta cùng trải nghiệm tham quan Chùa Bái Đính bằng xe điện nhé!

  • Với giá vé xe điện 60k là vé bạn không được lên tham quan Bảo Tháp.
  • Vé 100k được lên tham quan Bảo Tháp.
  • Và vé 150k bạn sẽ được đưa đi tham quan hết tất cả các khu.
  • Thuê xe riêng cho đoàn 1.500K/đoàn .
  • Thuê thêm hướng dẫn viên sẽ có phí tour là 500k/ đoàn.
Tham khảo  Chùa Vạn Phật điểm đến tâm linh độc đáo tại vùng đất Sài Thành

Hành trình tham quan như sau: Bến xe – Cổng Tam Quan – Hành lang La Hán – Tháp Chuông – Điện Quan Âm – Điện Giáo Chủ – Điện Tam Thế – Bảo Tháp

Hiện nay  vì tình hình dịch nên lượng khách đến Chùa Bái Đính giảm hẳn, bình thường tại bến xe điện phải xếp hàng chờ rất đông nha.

Cổng Tam Quan: Từ bến xe điện vào cổng chính là 4 km. Chúng ta mất khoảng 10 phút đi xe điện từ khu vực gửi xe tới khu vực Tam quan Chùa Bái Đính. Bao gồm hai Cổng Tam Quan. Điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình là Cổng Tam Quan Ngoại. Đi qua một cây cầu rộng làm bằng đá xanh, bắc qua một hồ nước là Điện Trình hay còn gọi là Tam Quan Nội.

Tổng quan Chùa Bái Đính dành cho du khách

Hành Lang La Hán: Trong quan điểm của Phật giáo Tiểu Thừa, La Hán hay A La Hán là trạng thái cuối cùng của một sinh thể trên đường giải thoát. La Hán đã trải qua bốn quả vị là La Hán quả, lúc này đã đạt được thành quả đến một thành tựu rất cao; tức là tu hành đắc đạo, đạt đến sự yên tĩnh vĩnh hằng cõi Niết bàn, thoát khỏi vòng sinh tử. Đó là quan niệm của Phật giáo, còn trong Phật giáo Đại thừa, La Hán được thay thế bằng Bồ Tát. Bồ Tát là vị thần có thể giải thoát, cứu giúp chúng sinh thoát khỏi hoạn nạn, tai ương. La Hán cuối cùng là những người tu hành đã đắc đạo, họ có thể thành Phật, lên cõi Niết Bàn. Nhưng họ vui lòng ở lại nhân gian để phổ biến kinh Phật và cứu vớt chúng sinh. Họ chính là những đệ tử của Phật bởi vậy ở tất cả những ngôi chùa đều có các pho tượng La Hán với nhiều biểu cảm, dáng dấp phong phú.

 

Hành lang La Hán
Hành lang La Hán

Tháp Chuông

Được thiết theo hình bát giác kiểu chồng diêm với 3 tầng và 24 mái đao, cao 18,2 m,  đường kính 17m. Ở đây có một trống đồng lớn nặng 70 tấn và quả chuông bằng đồng Đại Hồng Chung nặng 36 tấn. Cao 5,5 m. Đường kính 3,7m chuông này dùng để niệm kinh và thờ cúng. Chuông được từ đồng đỏ qua bàn tay của các nghệ nhân ở Huế.

Trên chuông có biểu tượng hoa văn mô theo chủ đề Phật giáo. Chạy kính đánh chuông bằng gỗ Tứ Thiết dài 4,2 m. Đường kính 0,3 m. Nặng 500 kg. Hiện nay Đại Hồng Chung tại Chùa Bái Đính là độc nhất vô nhị ở Việt, được ghi nhận là quả chuông đồng lớn nhất Việt Nam ngày 12 tháng 12 năm 2007

Tham khảo  Chùa Hương ở đâu? Kinh nghiệm du lịch chùa Hương

Điện Quan Âm

Điện Quan Thế Âm Bồ Tát cũng kiến trúc theo kiểu lộng tàn, chồng giường, tiền bẩy, hậu bẩy, xà nách, cột chốn, góc kẻ chuyền, có hai tầng mái uốn cong ở bốn phía, tổng số là 8 mái và một hàng cổ lâu để nâng độ cao, lấy ánh sáng, thông khí. Điện cũng lợp bằng ngói men ống Bát Tràng. Trong điện có 32 cột, gổm 2 hàng cột cái, mỗi hàng 6 cột và 4 phía có 20 cột xung quanh. Cột cái của điện đều làm bằng gỗ tứ thiết, mồi cột cái cao 11,8m, đường kính 0,7m; cột con cao 4,8m, đường kính 0,56m. Tất cả 32 cột đều được đặt trên các tảng đá hoa sen hình vuông, mỗi cạnh của tảng đá kê cột cái là 1,3m, mỗi cạnh của tảng đá kê cột con là 1m. Vì, kèo, xà ngang, xà dọc cũng làm bằng gỗ tứ thiết. Để dựng tầng mái thứ hai của điện Quan Thế Âm Bồ Tát lại có thêm 20 cột con nữa, đường kính 0,6m (gọi là cột chốn). 20 cột chốn này được ngồi trên các xà nách to. Năm gian giữa phía trước đều lắp cánh cửa bằng gỗ lim, mỗi gian gồm 6 cánh cửa, mỗi cánh cửa cao 2,5m, rộng 0,94m; hai gian phụ ở hai hồi cánh cửa cao 2,5m, rộng 0,84m. Phía sau ở hai gian cạnh cũng lắp cánh cửa, mỗi cánh cao 2,5m, rộng 0,84m. Các cánh cửa cũng giống như các cánh cửa ờ Tam quan Nội, theo kiểu thượng thông phong song hỷ kép, hạ bản.

Điện Giáo Chủ

Điện pháp chủ chùa Bái Đính thờ Phật Tổ xây dựng toàn bằng bê tông cốt thép giả gỗ rất đồ sộ, hoành tráng, cao đến nóc gần 30m, dài 44,7m, rộng 43,3m, có diện tích 1.945m , gồm 2 tầng mái cong, có 8 mái ở bốn phía và một hàng cổ lâu để nâng độ cao, lấy ánh sáng và thông khí, bờ đao cao tới l,3m, mái đao cao 2,6m, riêng mặt nguyệt ở đỉnh mái cao đến 4,4m, đầu kìm cao 3,3m. Điện có 5 gian, gian giữa rất rộng, dài đến 13,5m, 4 gian hai bên, mỗi gian dài 8,13m. Trong điện có 56 cột bê tông cốt thép, gồm hai hàng cột cái ở giữa, mỗi hàng 4 cột; hai hàng cột trung, mỗi hàng 4 cột; cột con ở bốn phía gồm 20 cột, cột hiên ờ bốn phía gồm 20 cột. Các cột bê tông giả gỗ trong điện rất cao to. Cột cái cao 22,6m, đường kính 1m, cột trung cao 17,2m, đường kính 0,8m, cột con cao 9m, đường kính 0,7m, cột hiên cao 7,4m, đường kính 0,7m. Các cột bê tông cốt thép ở trong điện đều được ốp gỗ. Gian giữa và hai gian hai bên đểu có hộc cửa, lắp cánh cửa bằng gỗ lim. Chỉ có hộc cửa và cánh cửa ở điện pháp chủ chùa Bái Đính mới dùng đến gỗ, còn lại toàn bộ điện đều làm bằng bê tông cốt thép giả gỗ. Kỹ thuật sơn phủ ngoài rất tinh xảo, khiến nhìn xa đều lầm tưởng là gỗ. Gian cửa giữa có 12 cánh cửa, mỗi cánh cao 3,7m, rộng l,05m; hai gian bên có 8 cánh cửa, mỗi cánh cao 3,7m, rộng 0,84m, đều làm theo kiểu triện tàu cài lá. Tường sau, hai hồi và phía trước hai gian hồi, phía ngoài tường xây gạch không trát, phía trong xây các ô nhỏ cao 0,59 m, rộng 0,3m, sâu 0,3m, tất cả có 1.284 ố nhỏ, bên trong đặt 1.284 pho tượng Thích Ca Mâu Ni nhỏ bằng đồng.

Trong điện thờ Phật Tổ, tượng Phật tổ cao 10m, nặng 100 tấn bằng đồng dát vàng (được xác nhận là kỷ lục Châu Á ngày 09/06/2012).

Hành lang La Hán

Điện tam thế

Từ sân, có hai lối lên toà Tam Thế chùa Bái Đính, mỗi lối rộng 8m, gồm 32 bậc đá theo độ cao từ sân lên đến hiên là 4m. Giữa hai lối lên còn làm một phù điêu đá hình vuông mỗi chiều 10m, có diện tích 100m2 được ghép bằng nhiều phiến đá có độ dày 0,2m. Bốn góc của phù điêu đá, phía trên chạm khắc hai con phượng chầu, phía dưới bên phải chạm khắc con rùa, bên trái chạm khắc con ly, ở giữa là hình mặt nguyệt rộng bên trong chạm khắc con rồng uốn lượn. Bức phù điêu đá lớn này chạm khắc tứ linh (long, ly, quy, phượng), độ cao của các hình chạm khắc là 5cm.

Tham khảo  Que Garden Đà Lạt - khám phá Nhật Bản thu nhỏ giữa Đà Lạt
Hình ảnh Điện Tam Thế
Hình ảnh Điện Tam Thế

Bảo Tháp Xá Lợi Phật

Bảo Tháp Xá Lợi thuộc khu phía tây Điện Tam. Nơi đây có 13 tầng, mỗi tầng cao 99 met, được xem là một công trình nổi bật với kiến trúc tinh tế, uy nghiêm. Kiến trúc của bảo tháp mang đậm phong tục văn hóa chùa chiền Việt Nam. Chân tháp được thiết kế theo hình lục giác, xây dựng vững chắc.

Với kiến trúc tinh tế chứa đựng những tinh hoa và tâm sức của các nghệ nhân, Bảo tháp hiện trở thành một biểu tượng linh thiêng của chùa Bái Đính. Kết cấu của Bảo tháp mang đậm nét văn hóa của Việt Nam. Tháp có 13 tầng, cao 99m, chân tháp là hình lục giác kiên cố với chu vi 24m. Bao phủ toàn bộ phần ngoài Bảo tháp là gạch nung Bát Tràng với hoa văn trang trí mang phong cách nghệ thuật thời Lý như mây bay, sóng nước, cánh sen. Xung quanh 6 cạnh là những tượng Phật nhỏ bằng đá được đặt hài hòa từ chân lên đến ngọn Tháp, tạo thêm điểm nhấn đặc biệt cho nơi đây. Để xây dựng một Bảo tháp độc đáo và ấn tượng như này là nhờ sự khéo léo tài tình của hàng chục thợ điêu khắc đến từ Ấn Độ và các kiến trúc sư, nghệ nhân giỏi trong nước.

Bước vào phía trong Bảo tháp chúng ta như lạc vào một không gian lộng lẫy, ngập tràn sắc vàng. Ngay giữa trung tâm tầng một của Bảo tháp là tượng Phật thích ca mâu ni bằng đồng dát vàng rực rỡ, được đặt trên bệ thờ bằng đá xanh chạm khắc rồng, hoa sen và các linh vật một cách rất tinh xảo. 6 mặt tường là những bức phù điêu miêu tả chân thực cuộc đời của Đức Phật kể từ khi sinh ra đến khi tu hành chính đạo. Đến đây, du khách đi cầu thang bộ qua 72 bậc, chiêm ngưỡng hệ thống phù điêu đá được trạm khắc sắc nét, cầu kỳ, mô phỏng lại các điểm tích trong cuộc đời Đức Phật hoặc đi thang máy lên tầng cao nhất, tầng 13 của Bảo tháp.

Bảo Tháp Xá Lợi Phật
Bảo Tháp Xá Lợi Phật

Bảo tháp thờ Xá lợi Phật Thích ca Mâu ni nói riêng và chùa Bái Đính nói chung được xây dựng như một biểu tượng để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tâm linh, tín ngưỡng đạo Phật từ ngàn đời nay, góp phần không nhỏ đưa vùng đất Cố đô dần trở thành Trung tâm Phật giáo của cả nước. Con người đến đây để được tĩnh tâm cho tâm hồn thêm thư thái và cầu nguyện mọi sự tốt đẹp, an nhiên trong cuộc sống.

Kết bài

Với những thông tin cụ thể, chi tiết về chùa Bái Đính mà chúng tôi vừa cung cấp, chắc chắn sẽ là cơ sở để người chơi có thêm địa điểm du lịch hấp dẫn và tuyệt vời. Và chắc hẳn, đây sẽ là điểm đến tâm linh mà bạn phải đặt chân đến trong cuộc đời. Hãy nhanh tay bốc vé tham quan ngôi chùa này bạn nhé! Chúc các bạn có những trải nghiệm thú vị và chất lượng.

 

Cập nhật lúc: 09:41, 09/09/2022

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *