Khám phá Cung An Định – Cung điện cổ của Huế hơn 100 năm

Khám phá Cung An Định - Cung điện cổ của Huế hơn 100 năm

Thành phố Huế là cố đô xưa đã vốn nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc cung điện độc đáo. Cung An Định Huế là một trong những công trình thuộc quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới. Cùng www.yesgo.vn khám phá Cung An Định ngay sau đây.

Vài nét về lịch sử Cung An Định

Không chỉ mang tính đại diện tiêu biểu của phong cách kiến trúc Việt Nam trong giai đoạn tân – cổ điển, cung An Định Huế gắn liền với câu chuyện về cuộc đời hoàng hậu Nam Phương – hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam.

Cung điện cổ hơn 100 năm tuổi này là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn tại Huế, thu hút lượt khách đông đảo tới tham quan.

Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin về cung An Định ở Huế, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn trong chuyến khám phá cố đô Huế sắp tới.

Vài nét về lịch sử Cung An Định
Vài nét về lịch sử Cung An Định

Năm 1922, theo ý nguyện của vua Khải Định thì cung An Định được ban cho hoàng tử Vĩnh Thụy, sau này là vua Bảo Đại. Dưới triều của vua Khải Định và Bảo Đại, nơi đây là địa điểm tổ chức các lễ tiếp tân, khánh hỷ của hoàng gia. 

Phương tiện di chuyển đến Cung An Định 

Do nằm ở trung tâm thành phố Huế nên việc di chuyển đến cung An Định tương đối dễ dàng. Du khách có thể lựa chọn phương tiện cá nhân, taxi hoặc xích lô để di chuyển.

Tham khảo  Khu Du lịch Suối Mơ Đồng Nai - Đường lên tiên cảnh

Tìm hiểu kiến trúc Cung An Định – Cung điện độc đáo của triều Nguyễn

Cung An Định được xây dựng quay mặt về hướng Nam, phía sông An Cựu, có địa thế bằng phẳng. Xung quanh có khuôn viên tường xây bằng gạch cao 1,8 m, dày 0,5 m, bên trên có hàng rào song sắt bao bọc. Trước kia khi còn nguyên vẹn, cung An Định có khoảng 10 công trình tất cả. Tuy nhiên, đến nay cũng chỉ còn giữ nguyên kiến trúc cơ bản của 3 công trình sau:

Cổng chính cung An Định

Cổng chính là công trình có nét kiến trúc đặc sắc nhất của cung điện này. Với lối thiết kế theo kiểu tam quan 2 tầng, các chi tiết xung quanh cổng được trang trí bằng sành sứ đắp nổi nhìn rất kỳ công. Đỉnh mái tầng trên có gắn biểu tượng viên trân châu lớn. Không chỉ tầng 1 mà hầu như toàn bộ cổng đều có sành sứ và thủy tinh làm điểm nhấn. Ngay cả dòng chữ tên cung bằng chữ Hán và các câu đối cũng bằng chất liệu này. Cổng chính là một lối đi duy nhất để du khách có thể đi vào khám phá cung.

Cổng chính cung An Định
Cổng chính cung An Định

Đình Trung Lập của An Định 

Đình Trung Lập, nằm phía trong cửa, kết cấu kiểu đình bát giác, nền cao. Trong đình nguyên có đặt bức tượng đồng vua Khải Định, tỷ lệ bằng người thật, đúc từ năm 1920. Lầu Khải Tường (Khải Tường, nơi phát khởi điềm lành) nằm phía sau đình Trung Lập, là công trình kiến trúc chính của cung An Định.
Đình Trung Lập của An Định 
Đình Trung Lập của An Định

Lầu Khải Tường – Công trình chính của cung An Định 

Lầu Khải Tường là công trình kiến trúc chính của cung An Định nằm phía sau đình Trung Lập. Tên lầu là do vua Khải Định đặt với chữ “Khải Tường” nghĩa là nơi khởi phát điềm lành. Chiếm diện tích 745 m2, lầu 3 tầng được xây dựng bằng các vật liệu mới theo kiểu lâu đài châu Âu, trang trí rất công phu.Feb 27, 2020
Lầu Khải Tường - Công trình chính của cung An Định 
Lầu Khải Tường – Công trình chính của cung An Định

Cung An Định cùng nỗi lòng của Hoàng hậu Nam Phương

Huế trầm mặc và tĩnh lặng nhưng luôn là điểm đến của những kẻ lữ hành yêu thích nét hoài cổ, xa xưa. Nào có ngờ, giữa những công trình kiến trúc mang đậm phong cách Việt dưới triều nhà Nguyễn, ở Huế còn có một cung An Định rất độc đáo. Với nét nổi bật theo phong cách kiến trúc châu Âu khá lạ mắt giữa chốn kinh kỳ xứ Huế, cung An Định là một trong những điểm đến mà bất cứ ai đến Huế đều muốn chiêm ngưỡng. Đặc biệt, đây là nơi gắn liền với câu chuyện về cuộc đời của Hoàng hậu Nam Phương – hoàng hậu cuối cùng của chế độ Phong Kiến Việt Nam.

Tham khảo  Chùa Bà Đanh và Đệ nhất vắng khách” ở tình Hà Nam có phải thật?
Hoàng hậu Nam Phương
Hoàng hậu Nam Phương

Bởi sự kiêu hãnh của mình mà bà đã chọn sự im lặng và sống thầm lặng cùng mẹ chồng tại cung An Định. Bà một lòng chăm lo cho các con. Sau đó, vào năm 1947, bà cùng các con sang định cư ở Pháp và sông những ngày cuối đời tại nơi đây.

Tại sao bạn nên ghé thăm Cung An Định?

Cung An Định là một trong những công trình đặc sắc và nổi bật của triều Nguyễn. Nơi đây còn sở hữu địa thế thuận lợi, khung cảnh hiền hòa, mát mẻ. Đặc biệt ngay sau khi xuất hiện trong bộ phim “Gái Già Lắm Chiêu” và MV ca nhạc của ca sĩ Hòa Minzy, lượng khách đến tham quan cung ngày càng nhiều. 

Ngoài việc sở hữu lối kiến trúc độc đáo, cung An Định còn ẩn chứa nhiều câu chuyện ly kỳ của triều đại nhà Nguyễn. Nếu có dịp đến Huế, bạn đừng quên địa điểm này nhé.

Một số thông tin khi tham quan cung An Định Huế 

Giá vé vào cung An Định

Cũng như khi tham quan bất kỳ di tích nào, bạn cần phải mua vé để vào cổng. Cụ thể, cung An Định giá vé áp dụng như sau cho từng đối tượng: Người lớn: 25.000 VNĐ/vé Trẻ em: Miễn phí

Thời gian mở cửa tham quan của cung An Định 

Cung có quy định thời gian mở cửa như sau: 

  • Giờ mở cửa tham quan vào mùa hè: từ 6h30 – 17h30 hàng ngày
  • Giờ mở cửa tham quan vào mùa đông: từ 7h00 – 17h00 hàng ngày

Bạn nên chú ý thời gian mở cửa để sắp xếp công việc cho hợp lý nhé.

Một số thông tin khi tham quan cung An Định Huế
Một số thông tin khi tham quan cung An Định Huế 

Ăn uống khi đến tham quan cung An Định 

Sau khi tham quan và chụp ảnh thỏa thích tại cung, bạn có thể thưởng thức ẩm thực cố đô. Quanh khu vực này có rất nhiều nhà hàng, quán ăn mang hương vị đặc trưng của thành phố mộng mơ cho bạn thỏa sức trải nghiệm như: bún bò, cơm hến, bún hến, bánh canh,

Một số địa điểm gần cung An Định mà du khách có thể khám phá thêm 

Ngoài Cung An Định, thì bạn cũng có thể khám phá thêm những địa điểm ở gần cung như:

Đại Nội Huế (cách Cung An Định 2,8 km) 

Nhắc tới Huế thì không thể không nhắc đến Đại Nội Huế hay cung đình Huế. Đây là một công trình hội tụ nhiều nét đẹp kiến trúc độc đáo của triều đại phong kiến nhà Nguyễn. Đại Nội được xây dựng cách đây hàng trăm năm, là nơi sinh hoạt của giới vua chúa, hoàng tộc ngày xưa. Đại nội sở hữu hơn 100 công trình kiến trúc nguy nga, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về nơi ở của vua chúa ngày xưa. Bên cạnh đó còn có cơ hội chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc và tham gia vào nhiều trải nghiệm thú vị như tham quan ngai vàng của Vua, mang đồ hoàng tộc xưa để chụp hình, in hình lên đồ vật.

Tham khảo  Chùa Trấn Quốc - Linh thiêng cổ tự giữa lòng Hà Nội
Đại Nội Huế
Đại Nội Huế

Sông Hương – cầu Trường Tiền (Cách cung An Định 2km) 

Cách cung An Định Huế chừng 2km là cây cầu biểu tượng của xứ Huế, đó là Trường Tiền. Cây cầu bắc qua dòng sông Hương thơ mộng này là vị trí lý tưởng cho bạn ngắm trọn khung cảnh thành phố Huế thơ mộng.

Sông Hương
Sông Hương

Chùa Thiên Mụ (Cách cung An Định 4,5 km) 

Ngôi chùa này tọa lạc trên ngọn đồi Hạ Khuê – Thuộc địa phận làng An Ninh Thương, phường Kim Long, cách trung tâm TP Huế 5km về phía Tây. Phía chính diện của chùa là dòng sông Hương thơ mộng. Với phong cảnh hữu tình nơi đây, Thiên Mụ là điểm dừng chân không thể bỏ qua với thực khách mỗi khi  ghé thăm đất Huế.

Theo sử sách ghi chép lại, chúa Nguyễn Hoàng – Vị chúa đầu tiên của Đàng Trong là người có công xây dựng ngôi chùa này. Năm 1601, để chuẩn bị cho quá trình mở rộng bờ cõi, xây dựng giang sơn cơ đồ, chúa Nguyễn Hoàng đã cùng binh lính rong ruổi vó ngựa dọc hai bên bờ sâu Hương. Ông bất chợt bắt gặp hình ảnh một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng sông xanh biếc, thế tựa con rồng quay đầu nhìn lại.

Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ

Bài viết trên là những thông tin về Cung An Định – điểm đến lịch sử thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin thú vị về Cung An Định. Nếu có dịp đến Huế thì bạn đừng quên địa điểm này nhé. 

Cập nhật lúc: 08:46, 09/09/2022

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *