Bật mí kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc 2022 từ a đến z 

chua tam chuc noi tieng

Chùa Tam Chúc hiện nay tọa lạc tại Hà Nam được mệnh danh là ngôi chùa lớn nhất trên thế giới, với niên đại lên đến hơn 1000 năm tuổi và là một trong các khu thắng cảnh nổi tiếng cấp quốc gia, thu hút một lượng lớn du khách ghé thăm hằng năm. Được thiết kế theo phong cách chùa cổ, nơi đây là điểm đến hấp dẫn dành cho những ai yêu mến những câu chuyện truyền thuyết, lịch sử và có ý định tìm hiểu về các di tích còn sót lại của một triều đại phong kiến. Nếu bạn đang có ý định ghé thăm chùa Tam Chúc thì hãy tham khảo tất tần tật điều nên biết cho chuyến hành trình trong bài viết dưới đây nhé. 

Bạn biết gì về danh thắng chùa Tam Chúc? 

Hãy cùng khám phá một số thông tin sơ lược về địa danh chùa Tam Chúc nổi tiếng trong trục du lịch tâm linh lớn bậc nhất nước ta. 

Vị trí địa lý chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc hiện thuộc địa phận thị trấn Ba Sao và 3 thôn Khả Phong, Khuyến Công và Vồng, xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, Hà Nam, trên nền một ngôi chùa cổ có từ lâu đời. 

Vùng này là khu vực núi đá vôi ngập nước, xung quanh còn nhiều di tích nổi tiếng với giá trị văn hoá sâu sắc như chùa Bà Đanh, đền Trúc, chùa Đặng Xá, miếu Bóng Bà, động Thuỷ, động Lim, đền thờ bà Lê Chân, chùa Ông, chùa Vân Mộng, chùa Kiêu cùng một số danh thắng khác. 

chua tam chuc
Chùa Tam Chúc là ngôi chùa lớn nhất thế giới tại khu vực Hà Nam nước ta

Chùa Tam Chúc và truyền thuyết liên quan từ xa xưa 

Chùa Tam Chúc được xây dựng dưới thời nhà Đinh, theo thế phong thuỷ Tựa sơn, Hướng thuỷ đặc trưng. Chùa gắn liền với truyền thuyết xa xưa “Tiền Lục Nhạc – Hậu Thất Tinh”, kể về 7 đốm sáng tựa ngôi sao xuất hiện trên 7 đỉnh núi gần làng Tam Chúc, chiếu rọi ánh sáng lên một vùng rộng, sau dân làng gọi là núi Thất Tinh, và chùa “Thất Tinh” cũng được đặt theo tên ấy.

Tuy nhiên, lại có người đến muốn lấy đi ánh sáng từ 7 ngọn núi nên đã đốt củi suốt nhiều ngày đêm, khiến cho 4 trên 7 ngôi sao mờ dần, nên sau này gọi là núi Ba Sao. Đồng thời, chùa Thất Tinh cũng đổi thành chùa Ba Sao vì lẽ đó. 

Giá vé tham quan chùa Tam Chúc bao nhiêu? 

Đối với du khách tham quan và hành hương lễ phật, chùa Tam Chúc hoàn toàn mở cửa miễn phí. Những bạn sẽ phải tốn khoản dành cho giá vé xe điện hoặc du thuyền khi di chuyển bằng các phương tiện này. 

Tham khảo  Chùa Từ Hiếu - Ngôi cổ tự nổi tiếng của xứ Huế
du lich chua tam chuc
Chùa Tam Chúc là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng với khách trong và ngoài nước hiện nay

Cụ thể, giá vé xe điện chùa Tam Chúc là 90.000đ, giá vé thuyền thông thường là 200.000đ, vé thuyền VIP 250.000đ, vé tham dự buffet là 130.000đ, vé thuyền VIP kết hợp buffet là 350.000đ. Các phương tiện này sẽ đưa bạn đến tận cổng Tam Quan của chùa. 

Bật mí kinh nghiệm khám phá chùa Tam Chúc cho ai chưa biết

Đừng bỏ lỡ một số điều bạn nên biết trước khi bắt đầu hành trình đến chùa Tam Chúc tham quan hay lễ phật dưới đây. 

Phương tiện di chuyển đến chùa Tam Chúc 

Để đến được chùa Tam Chúc từ các thành phố lân cận như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hoá, bạn có thể tham khảo qua 2 phương án di chuyển tiện lợi và giá cả hợp lý mà chúng tôi gợi ý. 

Phương án 1: Đặt xe tuyến Hà Nội – chùa Tam Chúc hoặc đặt tour du lịch trọn gói, sẽ được đón tại trung tâm Hà Nội và đưa đến tận chùa Tam Chúc. Đây là phương án tiện lợi và an toàn dành cho những ai chưa có quá nhiều kinh nghiệm đến chùa Tam Chúc. 

Phương án 2: Thuê xe ô tô tự lái hoặc sử dụng xe riêng tại nhà là cách thức di chuyển hợp lý dành cho những ai đã thông thạo đường và có kinh nghiệm du lịch Hà Nam từ trước. 

Tại một số điểm ở gần như Hà Nội, bạn cũng có thể tham khảo việc sử dụng xe máy để tiết kiệm chi phí và tự do tận hưởng chuyến hành trình. 

chua tam chuc lon nhat the gioi
Bạn có thể di chuyển đến chùa Tam Chúc với nhiều loại hình phương tiện khác nhau

Nếu bạn ở các tỉnh phía Nam và có ý định tham quan chùa Tam Chúc, có thể tham khảo mua vé máy bay hạ cánh tại Nội Bài, sau đó thuê xe riêng từ Nội Bài đến thẳng Hà Nam hoặc đi taxi vào trung tâm Hà Nội rồi mới bắt đầu chuyến hành trình như đã gợi ý ở trên. 

Những điều cần lưu ý khi đến chùa Tam Chúc 

Mặc dù là danh thắng du lịch nhưng với những giá trị tâm linh, văn hoá sâu sắc, du khách cũng cần lưu ý một số điều sau đây để có được chuyến đi trọn vẹn nhất. 

  • Nên diện quần áo lịch sự, thoải mái nhưng vẫn kín đáo để di chuyển và tham quan chùa, không diện váy hoặc quần quá ngắn. 
  • Hạn chế thắp hương trong chùa, đặc biệt là ở các điện. 
  • Không xả rác bừa bãi, giữ vệ sinh chung trong khu vực thờ cúng. 
  • Nếu bạn đến chùa Tam Chúc vào ngày lễ tết thì nên đặt vé từ trước trên các trang web du lịch, để tránh tình trạng xếp hàng dài đợi chờ. Hoặc một nhóm tham quan chỉ cần cử đúng một người đứng chờ mua vé là được. 
  • Khi đến tham quan chùa, đừng quên làm lễ trình ngay tại Cổng Tam Quan. 
  • Không được nói cười hoặc đùa giỡn quá to tiếng vì chùa vẫn là nơi thờ tự trang nghiêm. 
  • Bạn có thể mang theo lễ chay ngọt hoặc trái cây đơn giản, nhẹ nhàng vào những ngày đặc biệt như Phật Đản, hoặc khi trả lễ. 
  • Hạn chế tối đa việc đi cửa chính vào chùa, bởi đó là lối riêng dành cho quan, người trần chỉ nên đi cửa bên cạnh. 
Tham khảo  Giới thiệu sơ lược đôi nét khu du lịch Dinh Bảo Đại

Chùa Tam Cúc có những điểm tham nào?

Hiện nay, chùa Tam Chúc vẫn đang mở cửa để du khách thập phương tham quan, tế lễ tại các khu vực chủ yếu trong chùa. Chùa bao gồm 8 khu vực viếng tăm với các ý nghĩa khác nhau. 

Nhà khách Thuỷ Đình

Nhà khách Thuỷ Đình toạ lạc trên mặt hồ Tam Chúc thơ mộng, ở cách chùa Tam Chúc khoảng 5 cây số, được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống với vẻ đẹp cổ kính, uy nghi với 3 tầng lầu. Nơi đây có bày bán các loại vé tàu, vé tham quan chùa cùng một số vật phẩm cần thiết khác. 

nha khach thuy dinh
Nhà khách Thủy Đình cách khu vực chùa Tam Chúc khoảng 5 cây số

Hồ Tam Chúc 

Hồ Tam Chúc là một trong những hồ nước tự nhiên lớn bậc nhất cả nước, được bao quanh bởi những ngọn núi đá vôi hùng vĩ. Trên mặt hồ Tam Chúc sừng sững 6 ngọn núi, cũng chính là 6 quả chuông được đề cập trong truyền thuyết Tiền Lục Nhạc. 

ho tam chuc
Hồ Tam Chúc là một điểm tham quan thơ mộng không thể bỏ lỡ khi đến Hà Nam

Truyện kể rằng, vẻ đẹp của cảnh sắc nơi đây đã làm những nàng tiên say mê, dẫu cho cử 6 người mang theo 6 loại binh khí xuống gọi cũng không về. 6 loại bình khí đó đã hình thành nên 6 ngọn núi trên, rải rác khắp mặt hồ và được gọi là “Tiền Lục Nhạc” 

Đặc biệt, trên mặt hồ Tam Chúc còn có những đoá sen sắc trắng, hồng đua chen nhau, tạo nên một khung cảnh thần tiên và tỏa hương thơm ngát. 

Đình Tam Chúc 

Ngay giữa một hòn đảo nhỏ nổi trên mặt hồ Tam Chúc có ngôi đình được xây dựng theo phong cách đình cổ Bắc Bộ. Bạn có thể đi qua cây cầu nối liền bờ và đình Tam Chúc, vừa tản bộ vừa ngắm nhìn toàn cảnh hồ đang ánh lên sự lấp lánh khó tả, dưới muôn vạn tia nắng chiếu rọi. 

dinh tam chuc
Đình Tam Chúc tọa lạc trên mặt hồ là điểm dừng chân thu hút nhiều khách thập phương

Cổng Tam Quan

Đã từng có nhiều thuyết liên quan đến cổng Tam Quan của ngôi chùa Tam Chúc này. Một số người cho rằng, từ “Tam Quan” có nghĩa là 3 cách nhìn nhận trong giáo lý nhà Phật, gồm hữu quan, trung quan và không quan. Lại cũng có người nói, “Tam Quan” là “tam giải thoát môn”, gồm cửa Không, cửa Vô Tác, cửa Vô Tướng. 

cong tam quan
Cổng Tam Quan là một địa điểm check in quen thuộc của nhiều du khách khi dến chùa Tam Chúc

Cổng Tam Quan của chùa Tam Chúc hiện gồm 3 tầng, được xây dựng với lối kiến trúc mái cong đặc trưng. Từ cổng này, khách thập phương có thể bắt đầu hành trình tham quan hoặc dâng hương, lễ phật vào chùa Tam Chúc. 

Vườn Cột Kinh 

Sau khi bước qua Cổng Tam Quan, bạn sẽ ngay lập tức bắt gặp một không gian vô cùng rộng lớn, nơi chứa đựng những cây cột lớn khổng lồ đang vươn lên bầu trời. 

vuon cot kinh
Vườn Cột Kinh với những cây cột khổng lồ khắc những lời hay do Đức phật day

Cụ thể, nơi đây được gọi là Vườn Cột Kinh, với tổng 32 cột đá xanh lục giác. Dưới chân cột là phần đài sen còn đỉnh là phần nụ hoa sen, được khắc những lời dạy của nhà Phật. Mỗi cột nặng đến khoảng 200 tấn. 

Vườn Cột Kinh tại chùa Tam Chúc được truyền cảm hứng từ bảo vật quốc gia Cột kinh chùa Nhất Trụ ở Hoa Lư và sở hữu quy mô lớn không hề kém cạnh. 

Tham khảo  Điểm hấp dẫn của khu du lịch Thung Nam

Điện Quán Âm 

Tiếp tục hành trình tham quan chùa Tam Chúc, du khách sẽ dạo bước qua những bậc đá để đến được Điện Quán Âm, nơi bạn có thể dâng hương và gửi đi những ước nguyện chân thành lên Quan Thế Âm Bồ Tát. 

dien quan am
Điện Quán Âm là nơi thờ phật Quan thế âm bồ tát trong khu vực chùa Tam Chúc

Bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đặt tại giữa điện được chế tác bằng vàng đồng, nặng khoảng 90 tấn. Trên tường là những bức phù điêu được tạc sinh động bởi đá núi lửa, để kể lại quá trình Quan Âm phổ độ chúng sinh. Không gian xung quanh khá đơn sơ, mang lại cảm giác thanh tịnh tuyệt đối cho du khách khi viếng thăm. 

Điện Pháp Chủ 

Điện Pháp Chủ là khu vực thờ Phật Thích Ca trong chùa Tam Chúc, với tượng phật Thích Ca bằng đồng nặng đến 200 tấn, được vinh danh là lớn nhất Đông Nam Á. Điện được thiết kế 3 tầng, mái cong cao khoảng 31m, có bức phù điêu lớn đặt giữa và hình rồng chạm khắc chầu ở hai bên. 

dien phap chu
Điện Pháp Chủ tại Tam Chúc thờ Phật Thích ca linh thiêng

Điểm đặc biệt của bảo điện là hình ảnh chiếc lư hương đặt giữa với đôi hạc lớn hướng mặt vào chầu từ 2 phía. Thêm phần giữa sân còn có chiếc đỉnh đồng khổng lồ và 2 vị Phật thiền ở cánh tả và cánh hữu. 

Khi bước vào Điện Pháp Chủ, bạn cũng sẽ được chiêm ngưỡng những tấm phù điêu chạm khắc trên tường, kể về quá trình tu tập, niết bàn và phổ độ chúng sinh của Phật Thích Ca. 

Điện Tam Thế 

Điện Tam Thế có diện tích rộng lớn, vào khoảng 5.400 mét vuông, thờ 3 vị phật Tam thế, hay chính là tượng trưng cho 3 điều quan trong trong quy luật tuần hoàn quá khứ, hiện tại và tương lai. Ba vị phật Tam thế ở đây được đúc bởi đồng đen tỉ mỉ đến từng chi tiết, phía sau mỗi vị còn chạm khắc hình ảnh lá bồ đề với nhiều hoạ tiết đẹp mắt vàng óng ánh. 

dien tam the
Điện Tam Thề thờ ba tượng phật tượng trưng cho vòng tuần hoàn quá khứ, hiện tại và tương lai

Ở sân điện Tam Thế có một chiếc vạc đồng đen cao tới 4m, trên thân khắc một số danh lam thắng cảnh nổi danh tại nước ta. 

Chùa Ngọc 

Chùa Ngọc, hay còn gọi là Đàn tế trời, tọa lạc trên đỉnh núi Thất Tinh và được xây hoàn toàn bởi đá nguyên khối. Để đến được khu vực chùa Ngọc này, bạn phải vượt khoảng 299 bậc đá, tới độ cao khoảng 468m so với mặt nước biển và cảm nhận rõ rệt điểm giao thoa của đất trời. 

chua ngoc
Chùa Ngọc tọa lạc tại vị trí cao nhất trong khu vực chùa Tam Chúc

Nhờ sở hữu địa thế cao như vậy, chùa Ngọc là điểm dừng chân lý tưởng để bạn nhìn ngắm toàn bộ cảnh sắc của khu vực chùa Tam Chúc, cũng như kết thúc hành trình tham quan nơi thờ tự linh thiêng này. 

Sau khi tham khảo bài viết trên, hẳn bạn đã có những cái nhìn tổng quát nhất cũng như thu nhặt được bí quyết để du hành đến ngôi chùa Tam Chúc lớn nhất thế giới rồi. Chúc bạn có chuyến tham quan và trải nghiệm vùng đất linh thiêng một cách trọn vẹn nhất, và cảm thấy bình tâm hơn sau những bộn bề ngoài kia.

Cập nhật lúc: 11:15, 02/03/2023

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *